79
/ 100
Toc
Powered by Rank Math SEO
Địa chính – địa hình – trắc địa là những khái niệm luôn khiến nhiều người hiểu nhầm, không phân biệt được. Vì vậy, nhằm giúp quý bạn đọc phân biệt được khái niệm này, bài viết sẽ làm rõ.
I. Khái Niệm:
1. Địa chính:
Địa chính là thể tổng hợp các tư liệu văn bản xác định rõ quyền sở hữu, vị trí, ranh giới, chất lượng, số lượng và việc sử dụng đất, và đôi khi bao gồm cấp đất, giá đất và các tài liệu liên quan, dữ liệu và bản đồ. Địa chính được thành lập và quản lý bởi nhà nước, và nội dung cốt lõi của nó là quyền sở hữu đất đai.
2. Địa hình:
Địa hình là phần mặt đất với các yếu tố trên bề mặt của nó như chất đất, dáng đất, thủy hệ, lớp thực vật, điểm dân cư, đường giao thông, các địa vật…
Khảo sát địa hình là hoạt động nghiên cứu và đánh giá điều kiện tự nhiên trên mặt đất tại địa điểm dự kiến xây dựng công trình phục vụ cho các công tác quy hoạch, tính khối lượng đào, thiết kế, đắp công trình.
3. Trắc địa:
Trắc địa là việc thực hiện đo đạc và xử lý số liệu để xác định được vị trí tương đối của các điểm bề mặt trái đất; đo đạc vị trí tọa độ và độ cao, kích thước, hình dạng, phương hướng của địa hình mặt đất và địa vật nằm trên mặt đất. Mục đích của công việc này là phát họa chúng lên mặt phẳng giấy – gọi là bản đồ.
Trắc địa có những chuyên ngành như:
- Trắc địa công trình;
- Trắc địa bản đồ;
- Định vị vệ tinh;
- Trắc địa mỏ;
- Trắc địa ảnh;
- Trắc địa cao cấp;
- Viễn thám;
- Trắc địa biển.
II. Công Tác Địa Chính – Địa hình – Trắc Địa:
Phần khái niệm mục I đã cho các bạn thấy được sự khác biệt của Địa chính, địa hình và trắc địa. Để hiểu hơn, chúng ta sẽ đi vào phân tích chi tiết về mặt công tác của 3 lĩnh vực này:
1. Địa chính:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống chính sách Pháp luật về đất đai
- Điều tra đất đai, đo đạc, lập bản đồ địa chính, các loại bản đồ chuyên đề về đất đai để nắm chắc tình hình quản lý và sử dụng đất.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đáp ứng quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội.
- Thực hiện quản lý đất đai bao gồm tổ chức bộ máy quản lý, đăng kí đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất…
- Đánh giá, định giá đất, xây dựng hệ thống thuế và phí liên quan đến sử dụng đất.
2. Địa hình:
- Xác định được tương đối chính xác khối lượng đào đắp công trình, phục vụ cho công tác thiết kế và thi công.
- Đối với các công trình quan trọng, trong quá trình thi công và khai thác công trình cũng cần phải quan trắc chuyển vị lún, nghiêng để đánh giá mức độ ổn định và có biện pháp khắc phục kịp thời nếu vượt quá giới hạn cho phép.
- Xác định chính xác vị trí các hạng mục công trình.
- Đánh giá được cụ thể điều kiện địa hình tuyến cần khảo sát trên cơ sở đó đề xuất biện pháp thi công công trình.
3. Trắc địa:
- Thực hiện các phép tính dựa trên những dữ liệu đã ghi chép lại.
- Lựa chọn thiết bị, địa điểm và phương pháp để khảo sát.
- Tiến hành thu thập dữ liệu, thực hiện các phép đo và ghi chép lại dữ liệu đo được.
- Thực hiển triển khai các bản vẽ thiết kế ra thực địa.
- Lập lên bản đồ bằng việc vẽ đo và tính toán giá trị. Thể hiện chúng dưới dạng bản đồ, flat, biểu đồ hoặc mô tả trên dạng số, máy tính những dữ liệu đó.
BÀI VIẾT THAM KHẢO THÊM: |
>> Tuyển sinh Trung cấp Địa chính trên toàn quốc |
>> Cơ hội việc làm ngành Trung cấp Địa chính |
III. Hỗ trợ tư vấn:
Quý bạn đọc cần tư vấn thêm về ngành Trung cấp Địa chính, vui lòng liên hệ:
TRUNG TÂM TUYỂN SINH HƯỚNG NGHIỆP
- Địa chỉ: Số 485 Phạm Văn Chiêu, P. 13, Q. Gò Vấp, TP. HCM
- Điện Thoại: 0856.44.77.55
- Zalo:0856.44.77.55
- Email: hotro.tuyensinhhuongnghiep@gmail.com
Trân trọng,