Xe nâng điện ngồi lái được biết đến là một trong những sản phẩm tiêu biểu nhất trong ngành công nghiệp nâng hạ. Bởi nhờ những tính năng đặc trưng về thiết kế nhỏ gọn, vận hành nhanh chóng, bảo trì dễ dàng, giá thành hợp lý. Xe phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thị trường Việt Nam hiện nay. Những điều cần biết về dòng xe nâng điện ngồi lái được tổng hợp trong bài viết sau. Bạn đọc có thể đọc bài viết để thu thập thêm thông tin hữu ích nhé!
Toc
I. Xe Nâng Điện Ngồi Lái Là Gì? Chức Năng Dòng Xe Này
Xe nâng điện ngồi lái (Còn được gọi xe nâng điện đối trọng – Electric Counterbalance Forklift) chạy bằng điện từ pin ắc quy. Xe nâng điện sử dụng 2 mô tơ là mô tơ di chuyển và mô tơ nâng hạ. Xe nâng là một chiếc xe công nghiệp nhỏ gọn, có càng nâng ở phía trước thuận tiện di chuyển nơi kho bãi chật hẹp.
Thiết bị giúp người dùng dễ dàng nâng, hạ và di chuyển các vật nặng lớn lên xuống ở những độ cao một cách dễ dàng.. Dòng xe này sẽ giúp tiết kiệm chi phí nhân công cũng như mang đến hiệu quả tuyệt đối cho quá trình vận chuyển hàng hoá. Xe thường được sử dụng nâng hàng nặng ở các cơ sở sản xuất, nhà máy, doanh nghiệp vận tải logistic, kho bãi và cửa hàng, để nâng đỡ những pallet hàng hóa có trọng tải lớn và kích thước cồng kềnh. Xe có khả năng di chuyển cơ động ở nhiều địa hình khác nhau, với chức năng tương tự như xe nâng dầu diesel, xăng, ga.
II. Phân Loại Xe Nâng Điện Ngồi Lái
Dưới đây chúng tôi sẽ nêu một vài loại xe nâng điện ngồi lái và các đặc điểm chính của chúng, để anh/ chị dễ phân biệt:
- Xe nâng điện 3 bánh (1 tấn – 2 tấn): Khả năng cơ động cao, hoạt động nhẹ nhàng ít tiếng ồn và đạt hiệu suất cao. Khung nâng thiết kế có tầm nhìn rộng, tăng tối đa khả năng quan sát của người lái. Dùng trong các môi trường làm việc có diện tích nhỏ, đặc biệt là kích thước lối đi không quá lớn
- Xe nâng điện 4 bánh (1 tấn – 10 tấn): Khả năng cơ động cao đáp ứng nhiều điều kiện làm việc khác nhau, khả năng làm việc đa dạng . Đặc biệt, thiết bị này phù hợp cho bạn cần nâng kiện hàng nặng lên dốc nghiêng.
- Xe nâng điện Reach Truck (1,8 tấn – 2 tấn): Chuyên dùng trong nhà xưởng, kho bãi. Xe nâng Reach Truck cung cấp chiều cao nâng tối đa (có thể nâng cao tới trên 10 mét) với khả năng cơ động tuyệt vời. Không phải là lựa chọn lý tưởng để làm việc bên ngoài trời như bãi tập kết hàng, cảng…
- Xe nâng Pallet bằng tay: Dụng cụ không động cơ được thiết kế để di chuyển các pallet hàng hoá. Dòng xe Pallet chỉ được nâng lên đủ để dọn dẹp sàn cho chuyến đi tiếp theo.
III. Quy Trình Vận Hành Xe Nâng Điện Ngồi Lái
1. Khởi Động Xe Nâng Như Thế Nào?
- Kéo thắng tay, điều chỉnh càng nâng/ hạ ở vị trí trung gian;
- Bật chìa khóa sang vị trí “ON”;
- Làm mát động cơ cho đến khi đồng hồ đo nhiệt độ nước chỉ 50 độ C;
- Xem động cơ có gây ra bất kỳ tiếng động khác thường nào không;
- Kiểm tra màu của khói xả.
Lưu ý:
- Người lái xe phải thắt dây đai an toàn.
- Chìa khóa xe phải ở vị trí “OFF” khi điều chỉnh chỗ ngồi. Sau đó mới thả cần điều chỉnh trở về vị trí khóa.
- Trước khi sử dụng xe, bạn cần kiểm tra tổng quan các bộ phận xe: Càng nâng, bàn đạp thắng, bàn lái, cần lái,… nhằm đảm bảo an toàn trong khi thực hiện công việc.
2. Vận Hành Xe Nâng Điện Ngồi Lái
- Kiểm tra khu vực xung quanh an toàn trước khi di chuyển;
- Điều khiển càng nâng lên cách mặt đất 10-20 cm;
- Nghiêng trụ nâng về sau hoàn toàn;
- Điều chỉnh bàn đạp cắt số/ thắng và kéo cần số về phía trước/ sau, xe di chuyển tới/ lùi;
- Nếu xe nâng có bàn đạp điều khiển tiến/ lùi thì đạp cạnh bên phải hoặc bên trái của bàn đạp;
- Tốc độ nhanh/ chậm của xe nâng phụ thuộc mức độ nhấn bàn đạp ga;
- Giảm tốc độ một cách thích hợp và sử dụng thắng khi di chuyển xuống dốc;
- Khi xe đang xuống dốc trong khi có mang tải phải di chuyển lùi. Khi không có tải người dùng di chuyển về phía trước;
- Khi lên dốc cao, cẩn thận đừng để đầu càng nâng và mặt dưới của pallet tránh chạm đất. Khi lên dốc, chạy tiến khi có tải. Khi không có tải thì di chuyển lùi.
Lưu ý:
- Đảm bảo khi ngồi trên xe, người lái có thể quan sát được càng nâng.
- Chỉnh cần số ở chế độ tiến hoặc lùi trước khi tăng tốc.
- Khi xe hoạt động trong môi trường trong nhà xưởng, kho bãi cần chú ý tốc độ vận hành vừa phải (hợp lý nhất là 5km/h).
- Không nâng hàng quá tải trọng, sẽ ảnh hưởng đến độ bền/ tuổi thọ của xe.
- Thực hiện việc vận hành xe nâng đúng trình tự và kỹ thuật, tuân thủ những điều kiện khi điều khiển xe.
- Việc sang số liên tục giúp động cơ hoạt động uyển chuyển và làm tăng tuổi thọ cho xe.
- Không được vận hành càng nâng trong khi đạp bàn đạp ga.
3. Dừng Và Đỗ Xe
- Khi dừng xe nâng, thả chân ra khỏi bàn đạp ga hoặc bàn đạp điều khiển tiến lùi;
- Khi đỗ xe, hãy hạ càng xuống mặt sàn và nghiêng trụ nâng về phía trước. Sau đó, kéo thắng tay và đưa cần nâng hạ về vị trí trung gian;
- Không được đỗ xe ở nơi có dốc nghiêng;
- Khi rời xe nâng, bật chìa khóa sang “OFF” và thu chìa khóa; Nếu chìa khóa ở vị trí “ON” thì khoảng 3 phút sau động cơ sẽ tắt, có âm thanh báo hiệu cảnh báo.
- Khi xe nâng đã được dừng hẳn luôn chuyển đổi cần số.
IV. Những Lưu Ý Dòng Xe Nâng Điện:
1. Ưu Điểm Dòng Xe Nâng Điện
# Tính an toàn
- Xe nâng điện có công tắc khẩn cấp, trong trường hợp nguy hiểm, tài xê có thể dễ dàng ngắt nguồn điện của xe ngay;
- Mái che thiết kế vững chắc tránh các vật rời từ trên xuống;
- Bảo hộ tự động, hệ thống điện áp thấp;
- Bảo hộ khi nâng quá tải, hệ thống thủy lực thiết kế chống cháy;
# Tính đa năng
- Bàn đạp lên xuống ở vị trí thấp, được trang bị tay vị an toàn;
- Đồng hồ thông minh có thể hiển thị hệ thống tin tức như: lượng điện tiêu thụ, thời gian sử dụng, mã lỗi…, có thể điều chỉnh các tham số kỹ thuật; Đồng hồ có thể hiển thị mã lỗi, hỗ trợ đáng kể cho hoạt động bảo trì;
- Hiện này, nhiều dòng xe có thể điều chỉnh tốc độ lái tối đa thông qua bánh răng, giúp vận hành thuận tiện trong những điều kiện khác nhau;
- Động cơ AC đạt hiệu suất cao, mo-men xoắn lớn giúp xe di chuyển địa hình dốc ổn định; Lực kéo mạnh, động lực mạnh mẽ;
- Tay lái dễ điều khiển;
- Tăng áp lực cảm biến lái bằng cách kích hoạt động cơ bơm, giúp xe hoạt động trở lại khi cần thiết, tiết kiệm năng lượng;
- Hệ thống bộ điều khiển tự chẩn đoán;
- Tiết kiệm được chi phí nhiên liệu;
- Hầu như không có tiếng ồn và khí thải, thích hợp với các công ty sản xuất thực phẩm và các công ty có chứng nhận ISO14001;
- Dễ bảo dưỡng, vì chỉ cần châm nước bình ắc quy và hệ thống thủy lực;…
2. Nhược Điểm Dòng Xe Nâng Điện
- Thời gian sử dụng dưới 8h/ngày;
- Trong hầu hết các trường hợp, nếu môi trường làm việc có độ dốc cao, xe nâng điện thường xuyên bị hư công suất, khiến tuổi thọ bình điện giảm đáng kể.
3. Những Lưu Ý Của Dòng Xe Nâng Điện
- Nhiên liệu: Điện (Pin AC)
- Tải trọng: Từ 500kg trở lên
- Tốc độ nâng: Trung bình
- Loại xe: Xe nâng đứng lái, ngồi lái, bán tự động
- Khả năng di chuyển: Ở những địa hình khác nhau, xe di chuyển chậm.
- Chi phí nhiên liệu: Giá điện thường chênh lệch ít
- Thời gian sử dụng: Tối đa 8h
- Khí thải: Không có khí thải đốc hại
- Tiếng ồn: Không có tiếng ồn
- Môi trường làm việc: Xe có thể làm ở ngoài trời và trong nhà, cả những kho kín.
V. Giá Cả Xe Nâng Điện Ngồi Lái Hiện Nay
Xe nâng điện ngồi lái được bán tại nhiều công ty (bán trên mạng và tạ các cửa hàng). Tùy mỗi công ty phân phối sẽ có mức giá và mẫu mã khác nhau. Theo nghiên cứu tại thời điểm hiện tại, xe nâng điện được bán trong khoảng 100.000.000 – 800.000.000.
Trên đây là những thông tin về hướng dẫn học lái xe cho người mới bắt đầu, hy vọng có thể có cho mình những kiến thức phục vụ cho công việc. Tuy nhiên, để có thể nắm rõ hơn thì cần phải có trung tâm đào tạo cùng các chuyên viên để có thể hướng dẫn học lái xe nâng tốt nhất.
VI. Đơn Vị Đào Tạo Nghề Xe Nâng Điện Ngồi Lái Uy Tín
Các bạn/anh chị cần tư vấn, hỗ trợ thêm về học nghề Xe nâng điện ngồi lái, vui lòng liên hệ thông tin sau:
TRUNG TÂM TUYỂN SINH HƯỚNG NGHIỆP
- Địa chỉ: Số 485 Phạm Văn Chiêu, P. 13, Q. Gò Vấp, TP. HCM
- Điện Thoại: 0856.44.77.55
- Zalo: 0856.44.77.55
- Email: hotro.tuyensinhhuongnghiep@gmail.com
Trân trọng,