82
/ 100
Toc
Powered by Rank Math SEO
Rất nhiều người vẫn thường lầm tưởng rằng Trung cấp Pháp lý và Trung cấp Luật là một. Nhưng thực tế, hai ngành nghề này lại khác nhau. Để biết hai ngành nghề này khác nhau như thế nào, học ngành nào tốt hơn thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
I. Tìm Hiểu Ngành Trung Cấp Pháp Luật
1. Trung cấp Pháp luật là gì?
Ngành Pháp Luật là ngành nghề đào tạo ra những cá nhân, đối tượng có kiến thức pháp luật nhất định, thực hiện nhiều công việc khác nhau liên quan đến luật pháp.
Bên cạnh chương trình đào tạo hệ Đại học, thì Trung cấp Luật Chính quy được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn hiện nay vì có thời gian học ngắn hơn hệ đại học nhiều.
Chương trình học Trung cấp Luật được đánh giá là chương trình đào tạo phù hợp với đối tượng bận rộn, vừa học vừa làm. Đặc biệt là với những người muốn học văn bằng 2 ngành Luật nhưng vẫn bận đi làm.
2. Nội dung chương trình học Trung cấp Pháp Luật:
Nội dung đào tạo Trung cấp Luật được chia thành 3 phần chính: Các môn học chung, các môn học cơ sở và các môn học chuyên ngành.
Các môn học chuyên ngành bao gồm:
- Luật Hiến pháp.
- Luật Hành chính.
- Luật Dân sự.
- Luật Hôn nhân và Gia đình.
- Luật Thương mại.
- Luật Lao động.
- Luật Môi trường.
- Luật Tố tụng Dân sự.
- Luật Tố tụng Hình sự.
- Công tác giải hòa.
- Thanh tra, khiếu tố.
- Anh văn chuyên ngành.
3. Học trung cấp Luật ra làm gì?
- Luật sư.
- Cán bộ thanh tra công tác.
- Học nâng cao để trở thành cử nhân ngành luật.
- Cán bộ tư pháp giải quyết các công việc pháp lý.
- Giáo viên giảng dạy các môn liên quan đến ngành Luật.
- Bộ phận pháp chế, bộ phận thanh tra của tất cả các bộ, sở, ban ngành.
4. Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp trung cấp Luật:
- Làm việc tại tòa án.
- Viện kiểm sát.
- Cơ quan công an.
- Văn phòng luật sư.
- Cơ quan công chứng.
- Cơ quan thi hành án.
- Một số bộ phận trong các cơ quan hành chính nhà nước.
- Các tổ chức Kinh tế – Chính trị – Xã hội trong và ngoài nước.
- Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chính quyền địa phương, UBND xã, phường.
- Viện kiểm soát các cấp theo cơ cấu bộ máy nhà nước.
- Các phòng công chứng của các nhà nước và tư nhân.
- Các công ty luật, các trung tâm tư vấn hôn nhân gia đình, các đơn vị kinh doanh bất động sản,…
II. Tìm Hiểu Ngành Trung Cấp Pháp Lý:
1. Ngành Trung cấp Pháp lý là gì?
Ngành Pháp lý là ngành nghề cung cấp các giải pháp về vấn đề Pháp lý liên quan và phát sinh từ các hoạt động của đời sống cá nhân, tổ chức trong xã hội.
Ngành Pháp lý hệ trung cấp là một trong số những ngành học đang giành được sự quan tâm của đông đảo học sinh, sinh viên.
Sau khi hoàn thành chương trình học Pháp lý hệ trung cấp, người học có khả năng hiểu và phân tích được những quy định pháp lý và vận dụng nó vào các dịch vụ tư vấn pháp lý.
Đồng thời, người học Pháp lý cũng có thể thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến pháp luật tại các cơ quan, tổ chức.
2. Nội dung chương trình học trung cấp Pháp lý:
Khối kiến thức chuyên ngành của ngành bao gồm:
- Luật Hiến pháp.
- Luật Hành chính.
- Luật Hình sự.
- Luật Tố tụng Hình sự.
- Luật Hôn nhân – Gia đình.
- Quản lý hộ tịch.
- Luật Lao động.
- Luật Dân sự.
- Luật Tố tụng Dân sự.
- Luật Đất đai.
- Luật Thương mại.
3. Học trung cấp Pháp lý sẽ làm những công việc gì?
- Nghiên cứu văn bản pháp luật, nắm rõ nội dung dịch vụ, chính sách để tư vấn cho khách hàng.
- Soạn thảo hồ sơ pháp lý, giấy tờ, hợp đồng và hỗ trợ các công việc liên quan khác theo yêu cầu của người quản lý.
- Chịu trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp, đăng ký hoàn thiện hồ sơ, xử lý tranh chấp.
- Xây dựng, soạn thảo các quy chế, quy trình, quy định nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật trong hoạt động tổ chức.
- Đầu mối thụ lý, đề xuất, tham mưu cho lãnh đạo công ty, doanh nghiệp các biện pháp giải quyết, xử lý các vụ việc có liên quan đến hoạt động pháp lý của doanh nghiệp như tranh chấp; tố tụng; làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước, đối tác về các vấn đề liên quan đến pháp luật; tìm hiểu, kiểm tra tính pháp lý của đối tác.
- Tư vấn đầu tư và quản lý đầu tư các dự án bất động sản.
III. Phân Biệt Trung Cấp Pháp Luật Và Trung Cấp Pháp Lý:
Pháp lý chính là cơ sở của lý luận, là sự vận dụng, áp dụng có khoa học về pháp luật, về phương pháp nghiên cứu pháp luật một cách có hệ thống.
Với ý nghĩa này, pháp lý được xem là hệ quả tất yếu của pháp luật. Nếu pháp luật là một cái khung thì pháp lý chính là những lý lẽ khoa học vận động trong cái khung đó.
Cùng với 2 khái niệm này thì mọi người có thể nhận thấy rõ sự khác biệt giữa ngành Trung cấp Luật và ngành Trung cấp Pháp lý.
Trung cấp Pháp luật | Trung cấp Pháp lý | |
Mục tiêu đào tạo |
|
|
==> | Trung cấp Pháp luật đào tạo chuyên môn về ngành Luật. | Trung cấp Pháp lý hầu như đào tạo những lý lẽ hoạt động trong bộ môn Luật. |
Công việc |
|
|
IV. Học Trung cấp Pháp lý và Trung cấp luật Ở Đâu?
Tại Trung cấp Việt Hàn hiện nay có đào tạo cả 2 ngành Trung cấp Pháp lý và Trung cấp Luật. Tùy vào nhu cầu và mong muốn mà mọi người có thể lựa chọn học ngành nghề phù hợp hoặc học song song cả 2 ngành.
Sau khi tốt nghiệp khóa học tại Việt Hàn, học viên sẽ được cấp bằng Trung cấp chính quy theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
BẠN ĐỌC THAM KHẢO THÊM: |
>> Tuyển sinh Trung cấp Dịch vụ Pháp lý |
>> Tuyển sinh Trung cấp Pháp lý |
V. Thông Tin Liên Hệ:
Quý bạn đọc cần tư vấn thêm về chương trình đào tạo Trung cấp pháp lý hoặc Trung cấp Luật, vui lòng liên hệ:
TRUNG TÂM TUYỂN SINH HƯỚNG NGHIỆP
- Địa chỉ: Số 485 Phạm Văn Chiêu, P. 13, Q. Gò Vấp, TP. HCM
- Điện Thoại 0856.44.77.55
- Zalo: 0856.44.77.55
- Email: hotro.tuyensinhhuongnghiep@gmail.com
Trường Trung cấp Việt Hàn hỗ trợ hồ sơ 24/24, kể cả Thứ 7 và Chủ nhật.